Sự khác nhau giữa đường tinh luyện và đường thô
- Sunny Lan
- 8 thg 12, 2021
- 7 phút đọc
Vì có nhiều bạn khi được hướng dẫn sử dụng đường mía thì hay hỏi loại đường đó như thế nào, khác gì đường tinh luyện, đường phèn, mật mía… Nên Sunny cũng đi tìm hiểu và tổng hợp thành một bài dưới đây giúp mọi người có thêm thông tin để chúng ta cùng hiểu biết thêm về nó nhé.

Sự khác nhau, khi nhìn bằng mắt, giữa đường tinh luyện và đường mía thô, đường mía đỏ, đường phèn
Về màu sắc
Đường tinh luyện: trắng sáng.
Đường thô (chưa tinh luyện): từ vàng chuyển sang vàng nâu, nâu, nâu đậm, có khi màu nâu đen như chocolate nếu quá trình đun nóng kéo dài.
Về kết cấu
Đường tinh luyện: thể rắn, chắc, trong như pha lê.
Đường thô: khá mềm, mềm hơn đường tinh luyện, không hình thù nhất định.
Mỗi một quy trình sản xuất mía khác nhau, từ sản phẩm này qua sản phẩm khác, lại cho ra đời các sản phẩm khác nhau. Nói đến vấn đề này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về đường tinh luyện, đường mía, mật mía, rỉ đường. Là các thành phẩm được tạo ra từ cây mía, nhưng với quy trình sản xuất, thành phần, công dụng khác nhau. Thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề này.
Quá trình sản xuất
Mật mía:
– Nấu mật chính là nghề thủ công truyền thống của các vùng nông thôn Việt Nam, chủ yếu là khu vực trung du phía Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…
– Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước mía. Nước mía thu được sau khi ép đem đi cô, còn gọi là nấu mật. Quá trình nấu mật kết thúc khi nước mía chuyển sang sền sệt và có màu đỏ au hoặc màu cánh gián, sánh mịn (đặc điểm nhận biết mật chuẩn). Nếu đựng trong chai thì gần nắp chai sẽ có một ít bọt vàng vàng.
+ Nếm thử: Để biết mật chuẩn hay không bạn có thể nếm thử, mật chuẩn có vị ngọt lịm, thơm của mía, nó không ngọt kháy như mật ong, không có vị đắng như rỉ đường.
Đường mía thô:
Cây mía lấy nước ép, đun sôi đến khi đường chuyển sang màu vàng, vàng nâu và sệt lại, đóng thành khuôn và để nguội.
Mật rỉ đường:
Đây chính là phụ phẩm của ngành công nghiệp đường
Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước mía. Đun sôi nước mía để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường. Khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.
Đường tinh luyện:
Cây mía được lọc tạp chất bằng vôi sữa sau khi đã ép thành nước ép, tiếp tục được tẩy trắng bằng SO2 / NaHSO3, kết tinh lại sau khi được đưa vào bình cô đặc bằng nhiệt và làm nguội.
Lợi ích cho sức khỏe
Mặc dù đường tinh luyện và đường thô đều cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng cơ chế giải phóng năng lượng của chúng là hoàn toàn khác nhau:
Đường tinh luyện: hấp thu vào máu ngay lập tức và giải phóng năng lượng nhanh. Điều này có thể gây hại cho thận, mắt và não, gây nguy hiểm cho những bệnh nhân tiểu đường.
Đường thô: dạng đường với kết cấu chuỗi dài, do đó được hấp thu vào máu chậm rãi đồng thời giải phóng năng lượng chậm. Cung cấp năng lượng cho cơ thể trong quá trình vận động lâu dài và không gây tổn hại cho sức khỏe.
Đường mía thô cũng tập hợp một số lượng đáng kể của các muối sắt (iron) rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị thiếu máu hoặc thiếu sắt. Bên cạnh đó, đường mía thô cũng chứa các muối khoáng mà rất có lợi cho cơ thể. Bạn có thể cảm nhận khi ngậm một cục đường mía thô để nó tan trong miệng và cảm nhận được một chút muối trên lưỡi.
Đường mía thô hữu cơ còn có tác nhân làm sạch. Nó làm sạch phổi, dạ dày, ruột, thực quản và đường hô hấp. Những người làm việc trong bụi bặm như cảnh sát giao thông, kĩ sư công trình, đi ngoài đường bụi bặm được khuyến khích dùng một liều đường mía thô hằng ngày. Loại đường này còn tốt cho các bệnh như hen suyễn, ho, cảm lạnh, và tắc nghẽn trong lồng ngực.
Công dụng Mật mía
– Trong chế biến thực phẩm: nguyên liệu làm các loại bánh, chế biến các món chè, dùng trong nấu ăn và giải khát. Mật mía là loại gia vị truyền thống, được ông cha ta sử dụng từ ngàn xưa và đến nay được rất nhiều gia đình lựa chọn thay cho đường tinh luyện.
– Trong y học: do có vị ngọt, tính mát nên rỉ mía là một vị thuốc bổ giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể
Mật rỉ đường
Trong ngành nông nghiệp: Là nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại chế phẩm dùng trong nông nghiệp như: Làm phụ gia, nguyên liệu để sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; Sử dụng làm mồi câu cá; Bổ sung vào đất trồng để tăng hoạt tính sinh học của đất; Sử dụng trong thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng; nuôi cấy vi sinh, giúp ủ phân bón, rác thải hữu cơ và enzyme sinh học.
Trong ngành thủy sản: dùng trong nuôi trồng thủy sản với mục đích kiểm soát nitơ, khí độc, amoni, pH trong ao nuôi. Giúp ổn định hàm lượng tảo, điều tiết, cân bằng quá trình quang hợp trong nước.
Trong ngành công nghiệp: Sử dụng trong sản xuất gạch. Được hỗn hợp với keo để dùng trong ngành in. Là một chất kết dính tốt, là nguyên liệu trong xây dựng trước đây
Trong xử lý nước thải và môi trường: Nguồn dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh trong quá trình xử lý hiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải nghèo dinh dưỡng; khử mùi rác; phân hủy chất hữu cơ
thông tin tham khảo thêm khác:
Xu hướng lựa chọn đường mía hữu cơ ngày càng tăng lên
Hiện nay, sản phẩm hữu cơ đã trở nên quen thuộc với người dân trên thế giới. Đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển với doanh thu ngày càng tăng. Theo báo cáo của Hiệp hội Kinh doanh hữu cơ (OTA) có trụ sở tại Washington D.C., trong năm 2015, tổng doanh thu các sản phẩm hữu cơ ở Mỹ tăng 11%, đạt mức kỷ lục 43,3 tỉ đô la.
Tại Việt Nam, thói quen tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ, trong đó có đường hữu cơ (đường organic) vẫn còn mới mẻ. Tuy nhiên, đây là xu hướng của tương lai vì mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Nguồn gốc nguyên liệu tạo nên sản phẩm đường mía hữu cơ
Nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn hữu cơ là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong sản xuất các sản phẩm hữu cơ. Mía dùng để sản xuất đường organic là giống mía không biến đổi gene, đã qua tuyển chọn và kiểm nghiệm nghiêm ngặt về giống. Khu vực canh tác mía phải là vùng đất sạch, có thổ nhưỡng phù hợp, có nguồn nước tưới sạch, không có dư lượng hóa chất, có vùng đệm cách ly với vùng canh tác thông thường.
Quá trình trồng và chăm sóc mía phải đảm bảo sinh trưởng theo chu trình sinh học tự nhiên, dựa vào canh tác truyền thống. Chỉ sử dụng các loại phân khoáng và phân bón bằng phương pháp sinh học như phân hữu cơ hoai mục, phân vi sinh vật, phân xanh…
Quy trình sản xuất đường mía hữu cơ an toàn, chặt chẽ
Đường organic được sản xuất theo phương pháp mang tính chất tự nhiên như sinh học, cơ học và vật lý, không sử dụng công nghệ bức xạ. Các thùng chứa, dụng cụ, bao bì dùng để đóng gói, bảo quản và vận chuyển phải đảm bảo vệ sinh, không gây nhiễm bẩn, không có tồn dư hóa chất hoặc các chất khử trùng, tổng hợp khác.
Hiện nay, ở nước ta, các bà nội trợ có thể lựa chọn đường hữu cơ qua kênh nhập khẩu hoặc xách tay. Đường mía thô hữu cơ hạt nhỏ Markal có xuất xứ từ Colombia. Có chứng nhận hữu cơ AB (Agriculture Biologique) và EU về tiêu chuẩn liên quan đến quy trình sản xuất hữu cơ và phương thức in dán nhãn label lên bao bì sản phẩm được chứng nhận hữu cơ. Đường có vị ngọt sắc (mềm hơn đường nâu), thích hợp để sử dụng trong sữa, món tráng miệng, trà, cà phê, sô cô la (chocolate) và bánh ngọt…
Đường mía thô hữu cơ có màu từ màu vàng vàng đến nâu vàng, nâu, nâu sẫm và giống như màu sô cô la đen. Tùy thuộc vào mức độ nấu, thời tiết lúc thu hoạch và tùy thuộc vào giống mía. Giống mía tím cổ cho ra đường màu nâu sẫm, giống mía trắng cho ra đường màu vàng.
(Nguồn: tổng hợp từ Internet & veggie, sfarm, tincay)
Comments