THÁP NHU CẦU MASLOW – HIỂU VÀ VẬN DỤNG
- Sunny Lan
- 12 thg 10, 2021
- 8 phút đọc
Có thể nói, tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp một người, ở bất cứ độ tuổi-ngành nghề-vị trí nào đều có thể áp dụng, nhằm hiểu rõ hơn về nhu cầu-mong muốn của bản thân, từ đó có định hướng phát triển bản thân trong công việc và cuộc sống rất tốt. Bởi, lý thuyết này nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trước đây nhiều năm, Tháp nhu cầu Maslow chỉ được đưa ra giảng dạy cho SV ngành Marketing, bởi trong Marketing, có một phần rất quan trọng là cần phải hiểu hành vi khách hàng (consumer behaviour). Marketing là một ngành vừa rất khoa học vừa rất nghệ thuật, trong đó nghệ thuật tâm lý nắm giữ một phần quan trọng trong kiến thức và kỹ năng của người làm ngành Marketing.
Với sự ứng dụng hiệu quả của Tháp nhu cầu Maslow vào ngành Marketing nói riêng và thông qua đó, áp dụng vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp nói chung, càng ngày nó càng được mở rộng giảng dạy cho SV các nhóm ngành kinh tế. Và ngày nay, nó được phổ biến cho hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực. Đây cũng là điểm khác biệt của lý thuyết tháp nhu cầu Maslow so với các lý thuyết học thuật khác.
Tháp nhu cầu Maslow được đề xuất bởi nhà Tâm lý học nổi tiếng người Mỹ gốc Do Thái, Abraham Maslow. Lý thuyết của Maslow đã được thể hiện đầy đủ trong cuốn sách Motivation and Personality[4] năm 1954 của ông.
Ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học. Ông sinh ngày 1/4/1908 Brookly – New York, trong một gia đình nhập cư từ Nga gồm 7 anh em. Ông được bố mẹ quyết tâm đầu tư cho ăn học tử tế, khuyến khích ông nên học ngành Luật, dù họ không phải là người được học hành đến nơi đến chốn.
Thông tin thêm về Maslow (tham khảo Wiki):
Ban đầu ông theo học tại University of Wisconsin. Tại đây ông đã nhận được B.A (1930), M.A (2011), PHD (1934) về tâm lý học. Trong khi học tại Wisconsin ông đã học với Harry Maslow, người được biết đến với những thí nghiệm gây tranh cãi về hành vi và tập tính xã hội của khỉ.
Một năm sau khi tốt nghiệp, Maslow trở lại New York và làm việc với E. L. Thorndike tại Đại học Columbia. Maslow bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Brooklyn College. Trong suốt thời gian này ông đã gặp gỡ nhiều nhà tâm lý học hàng đầu Châu Âu như Alfred Adler và Erich Fromm. Năm 1951, Maslow trở thành Trưởng khoa Tâm lý học tại Brandeis University, nơi mà ông bắt đầu với công tác nghiên cứu học thuyết của mình. Ông đã gặp Kurt Goldstein, người đã giới thiệu ông về ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu. Ông về hưu tại California, sau nhiều năm sức khoẻ kém, ông mất vì đau tim ngày 8/5/1970, thọ 62.
Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi cấp thiết-trọng yếu của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng, để quy về 5 loại, sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người từ thấp đến cao. Ngoài nhu cầu cơ bản sinh lý thường được bộc lộ ra ngoài nếu một người không được thoả mãn, các nhu cầu khác dù bị thiếu hụt không phải lúc nào cũng bộc lộ ra ngoài một cách rõ ràng. Dù vậy, việc nắm rõ về lý thuyết của ông, giúp chúng ta cho sự hiểu biết và nhận diện về những nhu cầu của một người nào đó đang thuộc thứ bậc nào, trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu của tháp Maslow, một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Tháp nhu cầu Maslow ban đầu được phân làm 5 tầng, gồm:

Tháp nhu cầu Maslow ban đầu với 5 tầng – được ứng dụng từ rất sớm trong ngành Marketing
Tầng 1_ Nhu cầu sinh lý cơ bản – thiết yếu (physiological): Đây là nhu cầu cơ bản, cần thiết để duy trì sự sống của con người như nhu cầu hít – thở, ăn-uống, ngủ, nghỉ, quần áo cơ bản giữ ấm-bảo vệ cơ thể, chỗ trú ẩn…
Để theo đuổi động lực nội tại ở thứ bậc cao hơn của Maslow, trước tiên phải đáp ứng nhu cầu sinh lý, các nhu cầu bậc thấp trước đó ở mức cần thiết (để duy trì sự sống – sự an toàn).
Điều này có nghĩa là nếu một con người đang vật lộn để đáp ứng nhu cầu sinh lý của họ, thì về bản chất họ không có khả năng theo đuổi sự an toàn, xã hội, lòng tự trọng và tự thể hiện.
Tầng 2_ Nhu cầu an toàn – an ninh (Safety & Security): Nhu cầu an toàn và an ninh là việc giữ cho chúng ta được an toàn, khỏi bị tổn hại như cần nơi trú ẩn/nơi ở an toàn, môi trường sống và làm việc an toàn – an ninh, nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nếu một người không cảm thấy an toàn trong môi trường của họ, họ sẽ cố gắng tìm sự an toàn trước khi cố gắng vươn tới bất kỳ nhu cầu nào ở cấp độ cao hơn, nhằm đáp ứng một mức sống cao hơn.
Được xếp ở tầng cao hơn, cho thấy nhu cầu an toàn không quan trọng bằng nhu cầu sinh lý cơ bản.
Tầng 3_ Nhu cầu xã hội, được yêu thương và được thuộc về (love/belonging): muốn được yêu thương, giao lưu tình cảm, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy, thuộc trong một nhóm cộng đồng nào đó…
Con người cần yêu và được yêu – cả tình dục và phi tình dục – bởi người khác. Đây là nhu cầu ở mức tương đối tinh tế và phức tạp bởi tâm lý con người cũng liên tục biến đổi.
Nhiều người trở nên dễ bị cô đơn, lo lắng xã hội và trầm cảm lâm sàng khi không có tình yêu hoặc yếu tố “được thuộc về” này. Dịch bệnh covid-cúm tàu với việc cách ly, giãn cách xã hội càng làm cho nhiều người dễ bị thiếu hụt nhu cầu ở tầng tháp này. Thậm chí, nhiều người đã quay lại xuống các tầng thấp như tầng 2: không được đảm bảo an toàn về sức khoẻ cả thể chất và tinh thần, không được đảm bảo an ninh lương thực, an toàn việc làm … và nhiều người đã không may rớt xuống tầng 1, nhu cầu sinh lý cơ bản – thiết yếu không được đáp ứng: không được nhập viện điều trị, nhập viện điều trị nhưng không đủ y bác sĩ, nguồn lực, thiết bị y tế giúp việc điều trị hiệu quả, không bảo vệ được tính mạng, không đủ bình oxy để thở khi trở nặng ở viện hay ở nhà…
Sự phát triển, chuyển biến từ tầng tháp 1 lên tầng tháp số 3, tức từ nhu cầu sinh lý sang nhu cầu an toàn và nhu cầu xã hội được thể hiện rõ nhất trong câu thành ngữ “Ăn no mặc ấm” qua “Ăn chắc mặc bền” thành “Ăn ngon mặc đẹp”.
Tầng 4_ Nhu cầu được tôn trọng, tự trọng (esteem): cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng, được thừa nhận năng lực-khả năng, được công nhận là thành đạt.
Phiên bản “thấp hơn” là nhu cầu được người khác tôn trọng: nhu cầu về địa vị, sự công nhận, danh tiếng, uy tín và sự chú ý.
Phiên bản “cao hơn” là nhu cầu tự trọng: nhu cầu về sức mạnh, năng lực, làm chủ, tự tin, độc lập và tự do
Tầng 5_ Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cấp độ cao (self – actualization): muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, được cảm thấy độc lập – tự do làm điều mình thích và điều mình muốn cho cá nhân và/hoặc cho xã hội… Nhận biết và hiểu biết về các năng lực bản thân, tự tin trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình mỗi ngày, tự đặt ra mục tiêu và biết cách sử dụng các năng lực cá nhân – các mối quan hệ, nguồn lực cần thiết để theo đuổi và đạt được mục tiêu của mình.
Maslow tin rằng muốn hiểu rõ nhu cầu tự thể hiện này, người đó không chỉ thành công ở những cấp độ trước của tháp nhu cầu, mà còn kiểm soát được chúng.
Trước đây, Maslow cho rằng chỉ có 5 cấp độ nhu cầu này, và các nhu cầu bậc thấp cần được đáp ứng trước khi vươn tới nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, sau này bản thân Maslow đã cập nhật lý thuyết tháp nhu cầu Maslow của mình bằng cách bổ sung thêm các cấp độ cao hơn, khi chia nhỏ tầng thứ 5 thành 3 tầng khác. 3 cấp độ được chia trong Tầng thứ 5 gồm: Nhu cầu nhận thức (Cognitive Needs), nhu cầu thẩm mỹ (Aesthetic Needs) và nhu cầu về tự tôn bản ngã (Transcendence). Như vậy, tháp Maslow mở rộng gồm 8 tầng. Theo lý thuyết sau này, người ta tìm thấy sự nhận thức đầy đủ nhất trong việc đưa bản thân mình vào một thứ gì đó vượt ra ngoài bản thân. Ông đánh đồng điều này với mong muốn đạt đến vô hạn. “Siêu việt đề cập đến mức độ cao nhất và toàn diện nhất hoặc toàn diện nhất của ý thức con người, hành xử và liên hệ, như là kết quả chứ không phải là mức độ trung bình, đối với người khác, đối với con người nói chung, đối với các loài khác, đối với tự nhiên và đối với vũ trụ”.
Nói một cách dễ hiểu, theo Sunny, nó thuộc về các cấp độ phát triển tâm linh cao hơn của mỗi người, là hành trình và đích đến của sự phát triển của con người.
Ngoài ra, cá nhân Sunny qua thực tế áp dụng lý thuyết này vào cuộc sống bản thân và công việc trong thời gian làm việc trong ngành Marketing-Quảng cáo-Giáo dục, cũng đồng tình với các nghiên cứu khác, cho thấy có sự ưu tiên đáp ứng nhu cầu ở các cấp độ khác nhau tuỳ theo độ tuổi. Ngoài ra, có sự chồng chéo, đan xen, hoặc biến đổi liên tục giữa sự ưu tiên – xem trọng cấp độ nào ở mỗi người, tuỳ theo từng thời điểm và quan điểm hệ thống giá trị người đó theo đuổi.
Ví dụ: có những người nhu cầu sinh lý lấn át hết mọi nhu cầu khác, cho dù họ ở độ tuổi nào, thời điểm nào. Có những người nhu cầu an toàn là trên hết. Có những người, nhu cầu được yêu thương và thuộc về mới là quan trọng với họ. Những người khác, thường là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo thì lại tập trung và ưu tiên số 1 cho nhu cầu tự thể hiện, đến mức quên cả nhu cầu cơ bản thiết yếu ăn-uống-ngủ-nghỉ và thậm chí cả hy sinh tính mạng.
Và như đã nói từ đầu bài viết, cho dù bạn ở độ tuổi nào, làm công việc gì, thì đều có thể áp dụng và ứng dụng được tháp Nhu cầu Maslow này cho chính bạn và công việc, tổ chức/công ty mà bạn đang làm việc. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực một cách bất ngờ!
Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid cúm tàu hiện nay, nó càng nên được nghiền ngẫm và ứng dụng.
Hãy suy nghĩ và vận dụng nó một cách linh hoạt – sáng tạo nhé!
(Bài viết được đúc kết từ kiến thức, trải nghiệm thực tế của Sunny kết hợp tham khảo thông tin + sử dụng hình ảnh từ nhiều nguồn)
Sunny Lan – France, 10 Oct 2021
Comentarios